Email welcome – Rực rỡ ngay trong lần đầu gặp gỡ

Email welcome – Rực rỡ ngay trong lần đầu gặp gỡ

Email welcome – Rực rỡ ngay trong lần đầu gặp gỡ

Xin chào, đây là câu chuyện từ Email Marketing Thời Nay!

Giống như lần hẹn hò đầu tiên, khi khách hàng xác nhận đăng ký nhận bản tin từ bạn, hãy chào đón họ bằng một email welcome thật chỉnh chu.

1. Gửi lời chào thân mật tới….

Bạn đã mất rất nhiều công sức mới có được thông tin của khách hàng như là tổ chức sự kiện, tạo một hộp đăng ký trên trang chủ, hay yêu cầu khách hàng để lại thông tin đăng ký trong quá trình thanh toán trực tuyến.

Hãy làm cho khách hàng cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn bằng cách xưng hô với họ bằng tên cụ thể. “ Chào Lan! Phương thân mến!” – nghe sẽ thân thiện và quan tâm hơn nhiều so với “ Chào bạn”

2. Gửi email chào mừng ngay lập tức

Tưởng tượng rằng, sau khi hoàn thành một loạt các thủ tục đăng ký nhận tin rắc rối, bạn nhận được thông báo :”Vui lòng kiểm tra email để xác nhận thông tin”. Bạn vào inbox, nhấn F5 và chờ đợi. Nhiều phút trôi qua, vẫn chưa thấy email xác nhận gửi đến. Chờ thêm 5p nữa và bạn quyết định từ bỏ. Khách hàng hay chính bản thân các nhà tiếp thị sẽ không muốn kịch bản này xảy ra (và liên tục tiếp diễn). Vì thế, hãy thường xuyên phối hợp với bộ phận kỹ thuật để kiểm tra tình trạng của server.

3. Cảm ơn và cảm ơn

Có được sự đăng ký của người nhận là món quà dành cho bạn. Hãy tận dụng cơ hội để nói lời chào mừng và cảm ơn thật nhiều. Khách hàng sẽ dễ tính hơn nếu biết họ đã giúp đỡ được ai đó.

4. Liệu bạn sẽ mang đến những gì?

Để tránh bị khách hàng nhầm lẫn là spammer, các thương hiệu cần phải thiết lập chính xác những gì người đăng ký có thể nhận được và tần suất nhận được.

Phần lớn các nhà bán lẻ đều sử dụng một bài diễn văn chung chung kiểu như “ Cảm ơn đã đăng ký nhận bản tin từ chúng tôi. Từ bây giờ, bạn sẽ nhận được những tin tức mới nhất và được cung cấp độc quyền bởi…” mà không nói rõ khách hàng sẽ được nhận bản tin từ bạn vào thời điểm nào, trong bao lâu?

5. Đề nghị được xác nhận

Để đảm bảo rằng các email marketing tiếp tục được chuyển đến hộp thư đến chứ không phải thư rác hoặc spam, hãy đề nghị người nhận thêm chúng vào danh sách liên lạc hoặc sổ địa chỉ. Điều này sẽ thuận tiện hơn cho việc gửi và nhận thư từ cả 2 phía.

6. Dành tặng một ưu đãi

Như một lời cảm ơn vì đã đăng ký nhận thông tin từ bạn, hãy cảm ơn khách hàng bằng một ưu đãi nào đó. Chẳng hạn, tặng phiếu mua hàng trị giá 100k khi tiến hành mua sắm tại hệ thống.

7. Đừng lạm dụng nội dung

Luôn luôn đạt được tỷ lệ mở vàng so với các email marketing khác, email welcome mang đến nhiều cơ hội mua sắm hấp dẫn với những chương trình khuyến mại đặc biệt.

Tuy nhiên nó sẽ trở nên phản tác dụng khi bạn cố gắng truyền đạt quá nhiều nội dung.

Hãy thiết kế một email thật đơn giản, với một thông điệp ngắn gọn chào đón chào đón khách hàng vào list email và đưa ra một mô tả ngắn gọn về những gì có thể mong đợi và nhận được trong tương lai.

8. Kiểm tra email của bạn

Kiểm tra email welcome và liên tục cập nhật chúng để tối đa hóa các cơ hội.

Chạy thử nghiệm A/B sẽ giúp điều chỉnh các dòng tiêu đề và xác định CTA hiệu quả nhất, trong khi nội dung cũng nên được xem xét và cập nhật để đảm bảo nó phù hợp với các nguyên tắc trong thương hiệu.

Ngoài ra, theo dõi các số liệu quan trọng như tỷ lệ mở, CTR và tỷ lệ chuyển đổi cũng góp phần làm nên thành công của chiến dịch.

9. Có phiên bản trên điện thoại

Thực tế là số liệu thống kê cho thấy có tới 41% email hiện nay được mở trên trên một thiết bị di động và con số này ngày càng gia tăng. Vì thế, các nhà tiếp thị hãy nhanh chóng nắm bắt cơ hội tạo ra những mẫu email thân thiện và tương thích với nhiều thiết bị hơn.

Lược dịch từ https://econsultancy.com/blog/63235-11-useful-tips-for-designing-welcome-emails#i.t2b5a9ldfs9w1x

Email welcome – Rực rỡ ngay trong lần đầu gặp gỡ